Sau tin tức Mỹ và các đồng minh NATO sẽ gửi các phương tiện chiến đấu chủ lực hiện đại tới Ukraina, giờ đây lại có một lời kêu gọi cung cấp các máy bay chiến đấu hiện đại như F-16 cho Kyiv.
Tuy nhiên, một bài phân tích của tang tin quốc phòng Defense News ngày 26/1 chỉ ra rằng, việc Mỹ và các nước khác cung cấp vũ khí cho Ukraina phải phù hợp với ưu thế chiến lược. Cuộc chiến năm ngoái đã mang lại một bài học gì, có thể nói đó là các trận chiến hiện đại trên không, khi các hệ thống phòng không di động trên mặt đất có lợi thế hơn so với các chiến đấu cơ đắt tiền. Bất kỳ nỗ lực nào không nhằm giúp Ukraina đạt được ưu thế trên không sẽ là một sai lầm lớn và quân đội Nga vẫn sẽ được hưởng lợi thế về quân số mà Kyiv không thể có được.
Nếu như vậy, Ukraina có thể không đạt được mục tiêu quân sự là chiếm ưu thế trên không. Thay vào đó, Ukraina cần phải tuân thủ chiến lược “phòng không” của mình, trong khi liên minh quốc tế hỗ trợ Kyiv cần tiếp tục cung cấp cho nước này các hệ thống phòng không và đạn dược.
Tuy nhiên, Mỹ và các đồng minh gần như đã hoàn toàn chiếm ưu thế trên không sau nhiều thập niên nhưng lại bỏ qua hệ thống phòng không. Do đó, giờ đây họ chỉ có thể cung cấp cho Ukraina một số lượng nhỏ hệ thống phòng không.
Defense News chỉ ra rằng nếu Mỹ, các đồng minh và đối tác của họ muốn giúp Ukraina giành chiến thắng, họ nên ngay lập tức tăng cường sản xuất vũ khí phòng không hiện đại và phát triển các hệ thống phòng không trong tương lai.
Trận không chiến của Nga ở Ukraina đã trở nên khốc liệt hơn trong những tháng gần đây. Kể từ tháng 10 năm ngoái, quân đội Nga đã tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraina bằng tên lửa và máy bay không người lái, gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng, thiếu nước và sưởi ấm trong mùa đông khắc nghiệt. Nhiều nhà phân tích tin rằng hành động này nhằm mục đích tra tấn người dân Ukraina, làm lung lay ý chí phản kháng của họ và buộc các nhà lãnh đạo của họ phải cầu hoà.
Bài phân tích chỉ ra, những cuộc tấn công này có thể là một logic quân sự khác, đó là: giành ưu thế trên không thông qua chiến tranh tiêu hao. Trong gần một năm qua, Mát-xcơ-va đã cố gắng tìm ra một phương thức hiệu quả để chống lại chiến lược “phòng không” của Ukraina. Mặc dù Ukraina phải đối mặt với nhiều chiến đấu cơ tiên tiến hơn của Nga, nhưng họ vẫn duy trì hệ thống phòng không phân tán và cơ động, nhanh chóng di chuyển chúng đến các địa điểm mới sau khi khai hỏa để tránh cho chúng bị tiêu diệt bởi vũ khí của Nga. Chính vì mối đe dọa liên tục đó, quân đội Nga được cho là đã không thể phát huy hết sức mạnh chiến đấu trên không và chịu thương vong nặng nề trên chiến trường.
Có thể bạn quan tâm: