Lời toà soạn: Hiện nay là thời đại bùng nổ thông tin, lượng thông tin quá nhiều nhưng không chắc trong đó là thông tin chân thật, thậm chí có những kiến giải lệch lạc, đảo loạn logic. Loạt bài ‘Mạn đàm văn hoá biến dị’ này mong muốn đưa ra một loạt ví dụ thực tế, để quý độc giả có được cái nhìn chân thực, thấy được tư duy chính thường, từ đó có được quyết định đúng đắn trong tương lai.

Một số người ở Trung Quốc Đại lục có cách nghĩ như thế này: họ cũng phản cảm với ĐCSTQ, nhưng khi xét mặt còn lại của vấn đề, họ cho rằng ĐCSTQ khiến người dân Đại lục ‘nở mày nở mặt’.

Nhưng khi nhìn vào lịch sử, ĐCSTQ giành được chính quyền vào năm 1949; nhưng trước đó vào năm 1945, Trung Quốc đã sánh vai các nước lớn rồi, và người có công chính Trung Hoa Dân Quốc.

Vậy thì rốt cuộc lịch sử chân thực là như thế nào?

Trường cảnh

Sau khi người dẫn chương trình là cô Phương Phi và bác Kim Nhiên chào hỏi khách mời là Giáo sư Chương Thiên Lượng, mọi người sẽ vào phần trường cảnh. Trường cảnh là cuộc nói chuyện giữa hai người bạn lớn tuổi về chủ đề ĐCSTQ có khiến người Trung Quốc ‘nở mày nở mặt’ hay không, trong đó:

Ông (họ) Trần mời:

Ai dô, ông Vương, ngồi đi, ngồi đi.

Ông Vương kể:

Ông Trần à, sáng nay, khi tôi vừa ra khỏi cửa, thì nhận được một cuộc điện thoại ở hải ngoại khuyên ‘thoái xuất khỏi ĐCSTQ’, còn đưa Chín bài xã luận nữa. Tình thế hiện nay, đi đâu cũng thấy Chín bài xã luận.

Ông Trần nói:

Điện thoại ư? Nếu có điện thoại đến, tôi phải lý luận với họ. ĐCSTQ hủ bại, nhưng nó thật sự đã thay chúng ta lật đổ ‘Ba ngọn núi lớn’, để người Trung Quốc chúng ta đứng lên (không bị núi đè nữa), điều này họ lại không nói. 

Hồng Kông, Ma Cao đã thu về rồi. Người nước ngoài đến (Trung Quốc) đây cũng phải cung cung kính kính.

Ông Vương phản biện:

Hồng Kông, Ma Cao đã thu hồi lại, nhưng ông Giang (tức Giang Trạch Dân) đã cung cung kính kính ‘cúng’ cho Nga vùng đất bằng mấy trăm cái Hồng Kông. Điều này ông biết không?

Ông Trần ngạc nhiên:

Cái gì? Điều này ai nói đấy?

ĐCSTQ có lật đổ ‘Ba ngọn núi lớn’?

Người dẫn Kim Nhiên nói, xem ra hiện nay khi mọi người nói chuyện đều biết rằng ĐCSTQ quá hủ bại, nhưng họ vẫn cho rằng ‘dù sao kinh tế Trung Quốc cũng phát triển, người ngoại quốc cũng không dám tuỳ tiện bắt nạt (người Trung Quốc) chúng ta’. 

Cô Phương Phi nói rằng, về vấn đề kinh tế đã nói ở chương trình trước rồi, phát triển kinh tế kiểu ấy là ‘giết gà lấy trứng’. Nhưng về điểm ‘Người Trung Quốc đã đứng lên, đánh đổ 3 ngọn núi lớn’, thì thường thấy trong sách. Cô Phương Phi muốn hỏi Giáo sư Chương ‘Ba ngọn núi lớn’ là những ngọn núi nào. 

Giáo sư Chương nói, thời ấy ở Thiên An Môn, Mao Trạch Đông đã nói ‘Người Trung Quốc đứng lên, lật đổ 3 ngọn núi lớn’, thì ‘Ba ngọn núi lớn’ là chỉ về:

  • Chủ nghĩa phong kiến.
  • Chủ nghĩa đế quốc.
  • Chủ nghĩa tư bản quan liêu.

Nếu có một ít kiến thức lịch sử thông thường, chúng ta liền biết rằng đây là lời nói dối rất lớn. 

Cách mạng Tân Hợi lật đổ ‘chế độ phong kiến’

Đầu tiên nói về chủ nghĩa phong kiến. Chúng ta biết rằng, Trung Quốc lật đổ đế chế là vào Cách mạng Tân Hợi 1911 do Tôn Trung Sơn lãnh đạo, cho nên sự kết thúc của chủ nghĩa phong kiến có thể nói là do Đồng minh hội hoàn thành, chứ không phải do ĐCSTQ.

ĐCSTQ ‘lũng đoạn tư nguyên xã hội’

Tiếp đó, về chủ nghĩa tư bản quan liêu, hiện nay trên thế giới không có bất cứ quốc gia nào lũng đoạn chủ nghĩa tư bản quyền quý hoặc chủ nghĩa tư bản quan liêu như ĐCSTQ. 

Vào tháng 8 năm ngoái (2005), có một tạp chí của Hồng Kông tên là ‘Tranh minh’ (爭鳴 trong ‘bách gia tranh minh’, nghĩa là đua tiếng), thì cơ cấu nghiên cứu của ĐCSTQ đã điều tra rằng:

Theo thống kê chưa đầy đủ, thì 5 lĩnh vực kiếm nhiều tiền nhất ở Trung Quốc là:

  • Chứng khoán.
  • Tài chính.
  • Thương mại quốc tế.
  • Công trình lớn.
  • Khai phát đất đai.

Thì trên 95 % đều là con cháu cán bộ cấp cao ĐCSTQ. Chưa tới 3000 con cháu cán bộ cấp cao, nhưng lại nắm giữ tư sản 2000 tỷ NDT, tức 1 người giữ 1000 tỷ NDT (3,5 triệu tỷ đồng).

Người dẫn Kim Nhiên nói thêm rằng, gần đây nghe một số tin tức về tham quan ngã ngựa, động đến là lộ quan chức tham ô mấy chục tỷ, sự kiện tập đoàn Lỗ Năng (Luneng) ở Sơn Đông, của cải mấy chục tỷ của quốc gia rơi vào túi của cá nhân, việc đó cũng có liên quan đến con trai Tăng Khánh Hồng. Người dẫn Kim Nhiên nói rằng, xem ra mấy chục tỷ là ăn cướp. 

Giáo sư Chương nói, nếu quay lại nhìn lịch sử, chúng ta sẽ thấy chủ nghĩa phong kiến và chủ nghĩa tư bản quan liêu không có quan hệ gì với ĐCSTQ, không phải do ĐCSTQ lật đổ. 

Quốc dân đảng mới là người phế trừ ‘bất bình đẳng với đế quốc’

Giáo sư Chương nói tiếp về chủ nghĩa đế quốc, những điều như ‘phế bỏ hiệp ước bất bình đẳng, giành lấy độc lập dân chủ’, về phương diện này, giáo dục lịch sử của ĐCSTQ vô cùng méo mó (bẻ cong sự thật).

Chúng ta biết rằng, sau Chiến tranh Nha phiến 1840, Trung Quốc đã bắt đầu ký một loạt các hiệp ước bất bình đẳng. Thứ nhất là Hiệp ước Nam Kinh Trung – Anh vào năm 1842. Tiếp đó Trung Quốc còn ký kết mấy chục hiệp ước bất bình đẳng với các cường quốc châu Âu, Nhật Bản.

Nội dung chủ yếu của các hiệp ước bất bình đẳng là ‘cắt đất bồi thường’; hoặc là nước ngoài có đặc quyền ở Trung Quốc như ‘Trị ngoại pháp quyền’ (治外法權: quyền tuân theo pháp luật nước ngoài, không chịu xử lý bởi pháp luật trong nước). Tức là người ngoại quốc phạm tội, thì lãnh sự quốc gia đó mới có quyền tài phán (phán xét, xét xử). Còn có thuế quan của Trung Quốc không được tự chủ, hay như nước ngoài có thể đóng quân ở Trung Quốc v.v. Điều này thuộc về phương diện đặc quyền của nước ngoài ở Trung Quốc. Đây là phương diện thứ nhất

Phương diện thứ hai là cắt nhượng đất đai. Cắt nhượng đất đai phân thành hai loại:

Một là tô giới (租界: thuê địa giới), tức đem đất cho người khác mượn. Ví như Hồng Kông và Ma Cao là tô giới rất điển hình, 100 năm sau trả lại, đến kỳ hạn thì trả lại.

Còn một loại khác là cắt nhượng vĩnh viễn. Điển hình loại cắt nhượng vĩnh viễn này chính là cắt nhượng cho Nhật Bản và Sa Nga (沙俄: nước Nga). Vào năm 1894, sau chiến tranh Giáp Ngọ, Trung Quốc đã ký kết Hiệp ước Mã Quan với Nhật Bản, cắt nhượng vĩnh viễn Đài Loan và quần đảo Bành Hồ cho Nhật Bản. Trung Quốc cắt đất cho Nga còn nhiều hơn cắt cho Nhật Bản.

Người dẫn Kim Nhiên hỏi rằng, ngoài Hồng Kông và Ma Cao được trả về theo thời hạn, thì những hiệp ước bất bình đẳng và cắt nhượng đất đai thì ai có thể thu lại?

Giáo sư Chương nói, bởi vì khoảng lịch sử rất lâu dài, cho nên chúng ta chỉ nói đơn giản vài điểm.

Thứ nhất, toàn bộ thế kỷ 20 quốc tế có nhiều biến động, Trung Quốc đã trải qua ‘cải triều hoán đại’, từ chính phủ nhà Thanh sang chính phủ dân quốc. Thứ hai, Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai, mỗi lần phát sinh loại biến động lớn như vậy, trật tự thế giới được tẩy rửa lại, cho nên rất nhiều hiệp ước lúc đó cũng bị phế trừ.

Sau khi chính phủ nhà Thanh bị lật đổ, thì chính phủ quốc dân bắt đầu phế trừ những đặc quyền của nước ngoài ở Trung Quốc, phế bỏ những hiệp ước bất bình đẳng. Bởi vì sau Thế chiến thứ nhất, Đức là quốc gia thất bại, vốn dĩ Đức có đặc quyền ở Trung Quốc, nhưng vì Đức thất bại nên đặc quyền không còn nữa. Ở Hội nghị Hoà bình Paris năm 1919, Trung Quốc cũng không thừa nhận việc ‘chuyển đặc quyền của Đức cho Nhật Bản’.

Vào năm 1928, sau khi Tưởng Giới Thạch bắc phạt thành công, toàn bộ Trung Quốc trên cơ bản là thống nhất. Sau khi thống nhất, Chính phủ Quốc dân đã ra tay phế trừ những đặc quyền của nước ngoài tại Trung Quốc như: phế trừ ‘Trị ngoại pháp quyền’ (người ngoại quốc phạm tội, thì lãnh sự quốc gia đó mới có tài phán), không cho nước ngoài đóng quân, thu hồi những tô giới (địa giới cho thuê), thu hồi quyền tự chủ về thuế. 

Lần phế trừ lớn nhất là vào ngày 1/1/1942 (khi sự kiện Trân Châu cảng vừa mới phát sinh), khi đó có 26 quốc gia đã phát biểu một tuyên bố chung. Tổng thống Hoa Kỳ là Roosevelt đã nói Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Quốc dân Tống Tử Văn rằng: ‘Hoan nghênh Trung Quốc trở thành một trong Tứ Cường (四強: 4 siêu cường) Trung Xô Mỹ Anh’. Khi đó Tưởng Giới Thạch được bổ nhiệm làm Thống soái đại chiến khu Trung Quốc, không chỉ phụ trách Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch còn phụ trách cả vùng Miến Điện (Myanmar).

Ảnh Tưởng Giới Thạch. 

Cô Phương Phi tiếp lời rằng: Lúc này thì người Trung Quốc đã ‘đứng dậy’ rồi. 

Giáo sư Chương nói thêm, sau khi Thế chiến hai kết thúc vào năm 1945, Trung Quốc đã trở thành thành viên sáng lập của Liên Hợp Quốc, đồng thời Trung Quốc cũng trở thành một trong 5 nước lớn đảm nhận xử lý công việc của Liên Hợp Quốc, bởi vì Trung Quốc là nước chiến thắng. Hơn nữa Trung Văn (tiếng Trung) cũng là ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc.

Khi Nhật Bản thất bại, phải đầu hàng, thì địa điểm ký kết văn kiện đầu hàng là Hàng không mẫu hạm Missouri. Khi đó người được nhường để lên bàn ký kết với Nhật Bản là Thượng tướng Từ Vĩnh Xương của Trung Hoa Dân Quốc. Mọi người vô cùng tôn kính ông ấy. 

Do đó trên thực tế Trung Quốc đã ‘đứng lên’ từ năm 1945.

Ảnh sự kiện ký kết văn kiện Nhật Bản đầu hàng ở hàng không mẫu hạm USS Missouri. 

ĐCSTQ khởi ‘tác dụng’ gì đối với dân tộc Trung Hoa?

Đến đây người cô Phương Phi thắc mắc rằng: Cô nghĩ rất nhiều người không quen thuộc về giai đoạn lịch sử đó (của Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc), bởi vì sau khi ĐCSTQ cướp chính quyền đã lũng đoạn và phong toả thông tin. Nhưng việc ĐCSTQ không đề cao một chút gì địa vị của Trung Quốc, thì dường như không như thế. Cô hỏi Giáo sư Chương nhìn nhận vấn đề này như thế nào.

Giáo sư Chương nói, trong bao nhiêu năm ấy, nếu không khởi tác dụng là điều không thể. Nhưng ĐCSTQ không khởi tác dụng chính diện, mà khởi rất nhiều tác dụng phụ diện.

ĐCSTQ không chống Nhật

Chúng ta lấy ví dụ như thế này, vào năm 1931 có ‘Sự biến 918’ (sự cố vào tháng 9 ngày 18, thuận là 18/9), tức vào ngày 18/9/1931, Nhật Bản bắt đầu xâm lược Trung Hoa. Khi chiến tranh chưa được 2 tháng, thì ĐCSTQ đã phát động vũ trang phản loạn, thành lập một chính quyền cát cứ ở Giang Tây gọi là ‘Nước Cộng hoà Xô Viết Trung Hoa’. Trên thực tế ĐCSTQ thành lập một nước cộng hoà giả, một nguỵ chính quyền. Nguỵ quyền này đã ban bố ‘Hiến pháp đại cương’, điều 14 trong đó nói rằng:

Chính quyền Xô Viết Trung Hoa thừa nhận quyền tự quyết của các dân tộc thiểu số trong biên giới Trung Quốc, thừa nhận quyền của dân tộc nhỏ yếu thoát ly khỏi Trung Quốc để thành lập quốc gia độc lập. 

Người dẫn Kim Nhiên nói rằng, điều này tương đương với việc chia rẽ Trung Quốc.

Giáo sư Chương nói rằng, khi quốc nạn đang ở trên đầu, thì ĐCSTQ lại phát động vũ trang phản loạn, hơn nữa trong ‘Hiến pháp đại cương’ còn cổ vũ các nơi phản loạn. Cho nên từ đây thấy rằng, ĐCSTQ không muốn kháng Nhật. Toàn bộ chiến tranh kháng Nhật tuyệt đại đa số là do Quốc dân đảng hoàn thành.

Giáo sư Chương đưa ra một số liệu đơn giản, trong chiến tranh kháng Nhật đã phát sinh 1117 chiến dịch, ĐCSTQ chỉ tham gia 1 chiến dịch. Trên chiến trường, có hơn 200 vị cấp thiếu tướng trở lên của Quốc dân đảng tử trận ở chiến trường chính. Còn ĐCSTQ chỉ mất một tướng quân là Tả Quyền, hơn nữa ông ta không tử trận ở chiến trường chính. Cho nên từ số liệu đơn giản này bạn có thể biết rằng, ĐCSTQ trên cơ bản không kháng Nhật.

ĐCSTQ bán đi lãnh thổ quốc gia

Tiếp đó ĐCSTQ cướp chính quyền. Sau khi cướp chính quyền, tổ chức này đã bán đi lợi ích của quốc gia trên quy mô lớn. Năm 1950, Mao Trạch Đông đến Liên Xô ký kết với Liên Xô hiệp ước thừa nhận ngoại Mông Cổ độc lập. Trung Quốc ngay lập tức mất đi 1,5 triệu km2 lãnh thổ (gấp khoảng 50 lần diện tích Việt Nam). 

Vào năm 1999, Giang Trạch Dân đã ký kết với Liên Xô Hiệp ước biên giới, Trung Quốc lại mất thêm 1 triệu km2 lãnh thổ (gấp khoảng 30 lần diện tích Việt Nam). Sau này Giang Trạch Dân còn ký với một số nước Trung Á (thuộc Liên Xô cũ) hiệp ước biên giới, trong 28000 km2 lãnh thổ đang có tranh chấp, thì Giang Trạch Dân đã cắt 27000 km2 cho các quốc gia đó.

Chúng ta thấy rằng việc ĐCSTQ làm tệ hơn rất nhiều việc chính phủ nhà Thanh bồi thường.

Thêm vào đó, ĐCSTQ còn đồ sát, trấn áp người dân Trung Quốc, số lượng người chết vì ĐCSTQ vượt qua khỏi bất cứ triều đại nào của Trung Quốc.

‘Chủ nghĩa dân tộc’ của ĐCSTQ: Kích động thù hận

Người dẫn Kim Nhiên nói, ví như chúng ta là người yêu nước, yêu văn hoá, điều này không thành vấn đề; giống như người Mỹ, khi họ hát quốc ca đều để tay trên ngực. Vậy thì vì sao lại xem ‘chủ nghĩa dân tộc’ là một loại văn hoá biến dị?

Giáo sư Chương nói, bởi vì yêu một quốc gia, yêu một dân tộc, bản thân nó không tồn tại văn hoá biến dị, đây là điều một người nên làm. Nhưng trong ‘chủ nghĩa dân tộc’ của Trung Quốc có rất nhiều văn hoá biến dị.

Ví dụ như rất nhiều người đem yêu ĐCSTQ, yêu nước, yêu dân tộc trộn lẫn lại với nhau, kiểu như ‘đảng quốc bất phân’, ‘phản đối ĐCSTQ là không yêu nước’. Đây là nhân tố văn hoá biến dị trong ‘chủ nghĩa dân tộc’.

Kỳ thực còn có một nhân tố mà có người không ý thức được, chính là: chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc không kiến lập trên ‘ái’ (愛: yêu), mà kiến lập trên ‘hận’ (恨: thù hận). 

Nói về người Mỹ, họ rất yêu nước, biểu đạt yêu nước của họ là gì? ‘Thượng Đế bảo hộ nước Mỹ’ (God bless America). Khi người Mỹ yêu nước, họ hy vọng Thượng Đế bảo hộ nước Mỹ. Dù họ rất tự hào về quốc gia, nhưng vẫn bảo trì một tâm thái khiêm ti (謙卑: khiêm tốn, khiêm hạ), khiêm hạ trước Thượng Đế.

Theo văn hoá truyền thống Trung Quốc, thì yêu nước cũng rất khiêm hạ. Lão Tử giảng: ‘Đại quốc hạ lưu’ (大國下流: đại quốc như nước chảy chỗ thấp). Một quốc gia lớn giống như nước, chảy xuống chỗ thấp, nước chảy xuống biểu thị khiêm ti, khiêm hạ.

Trung Quốc trước đây là ‘vạn quốc lai triều’, rất nhiều quốc gia đến Trung Quốc triều cống, thì Trung Quốc đưa cho họ ‘lễ đáp lại’ còn quý trọng hơn những thứ họ tiến cống. Trung Quốc khi đó không phải là kiểu ‘tôi mạnh nên tôi ức hiếp bạn, coi thường bạn’, mà là họ dùng văn hoá để giáo hoá dân tộc đó. Đây mới ái quốc chân chính. Trung Quốc có lòng tự hào văn hoá, đồng thời cũng có thái độ khiêm ti, điều này kiến lập dựa trên ‘ái’ (yêu).

Còn ‘chủ nghĩa dân tộc’ của Trung Quốc hiện nay, chính là văn hoá biến dị, kiến lập trên ‘hận’. Hễ đề cập đến ‘chủ nghĩa dân tộc’, nhiều người liền nghĩ ngay đến nào là ‘đánh Đài Loan, hận Nhật Bản, hận Mỹ quốc’, ‘thế lực phản Hoa khi chưa làm mất đi ý chí của tôi thì nó chưa chết’. Loại gắn kết dân tộc này dựa vào hận người khác để đạt được mục đích.

Lúc này sẽ xuất hiện một vấn đề nghiêm trọng. Chúng ta thấy Thế chiến hai, Đức quốc và Nhật Bản chính là như thế. 

  • Nước Đức nói rằng: ‘Dân tộc German là dân tộc ưu tú nhất trên thế giới, người Do Thái là dân tộc ‘liệt đẳng’ (劣等: hạng kém), chúng ta hận họ, chúng ta phải giết họ’. 
  • Nhật Bản khi đó nói: ‘Dân tộc Đại Hoà là dân tộc ưu tú nhất, người Hoa là dân tộc ‘liệt đẳng’, cho nên chúng ta tiêu diệt họ’. 

Cho nên chúng ta thấy chủ nghĩa dân tộc nếu kiến lập trên cơ sở ‘hận’ sẽ xuất hiện rất nhiều vấn đề.

Đến đây cô Phương Phi nhớ lại sự kiện 911 (tháng 9 ngày 11, tức sự kiện khủng bố ngày 11/9), khi đó trên mạng rất nhiều người Trung Quốc nói ‘rất tốt’ (cười trên nỗi đau của người khác). Kỳ thực đây cũng là biểu hiện của ‘hận’. Cô Phương Phi hỏi: Vì sao trong những năm gần đây, đối với sự việc gì, nhiều người có tâm lý quá khích, không lý trí.

Giáo sư Chương cũng cho là như vậy. Đương nhiên điều này có quan hệ rất lớn với tuyên truyền của ĐCSTQ. Kỳ thực đối với ĐCS mà nói, thì từ cương lĩnh thành lập đảng đã không có chủ nghĩa dân tộc. Trong ‘Tuyên ngôn ĐCS’, Mác nói: ‘Công nhân vô tổ quốc’, vô tổ quốc thì làm gì có vấn đề chủ nghĩa dân tộc. Trên thực tế lúc đó, ĐCS giảng ‘chủ nghĩa quốc tế’. 

Cái gì gọi là ‘chủ nghĩa quốc tế’? Chính là ‘xuất khẩu cách mạng’ để lật đổ chính phủ nước khác, bơm một lượng lớn tiền để lật đổ chính phủ nước khác.

Trước đây, ĐCS kiến lập trên chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa cộng sản, sau này chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa cộng sản nói không thông một số vấn đề, cho nên bị phá sản. Không có gì để nói nên liền giảng về chủ nghĩa dân tộc.

ĐCSTQ giảng ‘chủ nghĩa dân tộc’ có đặc điểm là lặp đi lặp lại về Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ quốc (để làm đối tượng kích động dân chúng). Sau khi Chín bài xã luận xuất bản vào cuối tháng 11/2004 thì:

  • Đến tháng 3/2005, ĐCSTQ thông qua ‘Luật chống chia rẽ’ nhắm vào Đài Loan.
  • Đến tháng 4/2005 làm diễu hành ‘phản Nhật’ để nhắm vào Nhật Bản.
  • Đến tháng 7/2005, tướng Chu Thành Hổ nói ‘phải tiến hành dọn dẹp vũ khí hạt nhân của Mỹ’.

Kỳ thực Nga là mới là người chiếm đất đai Trung Quốc nhiều nhất, nhưng ĐCSTQ vẫn cứ một mực nhắm vào Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ quốc. 

Cô Phương Phi phát hiện rằng, dường như ĐCSTQ đem bất mãn của người dân đối với nó chuyển sang các nước kia vậy.

Người dẫn Kim Nhiên cho rằng, có lúc người Hoa có một loại tự hào, họ không nhất định nói về hận hay là chủ nghĩa dân tộc. Họ chỉ nói ‘hiện nay đất nước phát triển rồi, kinh tế của chúng ta rất tốt, có một số kỹ thuật đã đuổi theo kịp, thập chí còn đứng đầu, không hoàn toàn dựa trên hận’.

Giáo sư Chương nhìn nhận, trong bài trước nói về ‘bát cơm người Trung Quốc có phải do ĐCSTQ cấp’, chúng ta đã nói về vấn đề này rồi, những thứ ấy (bác Kim Nhiên nói ở trên) không có quan hệ trực tiếp với ĐCSTQ.

Xem thêm: ‘Bát cơm’ người Trung Quốc có phải do ĐCSTQ cấp? – Mạn đàm văn hoá biến dị tập 15

Thêm nữa, một số người Trung Quốc mang tâm thái của đại quốc không tốt lắm, kiểu như ‘tôi là đại quốc, tôi cao hơn bạn một bậc’. Tâm thái này thuộc về ‘Hận người giàu sang, ghét người bần cùng’, ‘bạn giàu hơn tôi thì tôi đố kỵ bạn, bạn nghèo hơn tôi thì coi thường bạn’. Cách nghĩ này kỳ thực cũng không đúng.

Chúng ta nên quay lại tầng diện thị phi cơ bản để đánh giá vấn đề chủ nghĩa dân tộc mà ĐCSTQ tuyên truyền. Từ lịch sử mà nhìn: ĐCSTQ không phải là lực lượng lãnh đạo đưa người Hoa chúng ta đến ‘quốc gia giàu mạnh’ và ‘độc lập dân tộc’.

Kế nữa, ‘yêu’ của chúng ta đối với quốc gia, đối với dân tộc nên xuất phát từ tâm thái ‘bao dung’ và ‘khiêm hạ’, chứ không phải kiến lập trên hận.

Đến đây thời lượng chương trình đã hết. Quý độc giả nhìn nhận như thế nào về vấn đề này, hãy bình luận ở phần bên dưới. Hẹn quý độc giả trong những bài viết tiếp theo.

Mạn Vũ

Chú thích:

(*) Link ‘Mạn đàm văn hoá biến dị’ tập 23 trên nền tảng Youmaker. 

(**) Ảnh trong bài chụp từ ‘Mạn đàm văn hoá biến dị’ tập 23.