Lời toà soạn: Hiện nay là thời đại bùng nổ thông tin, lượng thông tin quá nhiều nhưng không chắc trong đó là thông tin chân thật, thậm chí có những kiến giải lệch lạc, đảo loạn logic. Loạt bài ‘Mạn đàm văn hoá biến dị’ này mong muốn đưa ra một loạt ví dụ thực tế, để quý độc giả có được cái nhìn chân thực, thấy được tư duy chính thường, từ đó có được quyết định đúng đắn trong tương lai.

Liên Hợp Quốc đã từng đưa ra thống kê rằng, nếu 2 vợ chồng nhận được 9 năm giáo dục (từ tiểu học đến trung học cơ sở), thì tỷ lệ sinh là 2,13. 2 vợ chồng ứng với 2,13 đứa trẻ, trên thực tế là dân số cân bằng. 

Nhưng đối với vấn đề trên, thì ĐCSTQ lại dùng cách làm cực đoan đó là: kế hoạch hoá gia đình, với khẩu hiệu đầy sát khí rằng ‘Thà thêm mười ngôi mộ, còn hơn thêm một người’.

Cùng một vấn đề, nhưng ĐCSTQ lại chọn cách làm vô cùng cực đoan. Rốt cuộc tư duy đằng sau cách làm này là gì?

Trường cảnh

Sau khi người dẫn chương trình là cô Phương Phi và bác Kim Nhiên chào hỏi khách mời là Giáo sư Chương Thiên Lượng, mọi người cùng đến với trường cảnh. Trường cảnh là cuộc đối thoại giữa ông chủ và nhân viên ở nơi xây dựng, trong đó:

Ông chủ nói:

Tiểu Đinh à. Tiểu Đinh. 

Nhân viên nói:

Vâng. Ông chủ đến rồi ư.

Ông chủ nói:

Có việc gì không?

Nhân viên nói:

Không có gì ông chủ. Chẳng qua hôm nay có một công ty lắp đặt thiết bị, họ tìm đến chủ nhà chúng ta. Chủ nhà của chúng ta nói, giá làm sàn nhà của họ rẻ hơn chúng ta.

Ông chủ nói:

Cái gì? Vừa mới bắn hạ một công ty, thì một công ty khác lại ngóc đầu lên rồi à. Cậu hãy nói với chủ nhà: ‘Sàn nhà này, chúng ta chỉ lấy tiền vốn’.

Nhân viên nói:

Ai dô ông chủ, sao có thể làm không như thế? Chẳng qua là công ty đó còn muốn nói chuyện với chúng ta, họ còn muốn hợp tác.

Ông chủ nói:

Có gì mà nói chứ. Tiểu Đinh, đây là vấn đề ‘bạn chết tôi sống’. Họ muốn đấu với tôi ư? Cậu hãy nói với họ: ‘Không dễ như thế đâu’.

ĐCSTQ phá hoại sinh thái nội Mông Cổ, tạo thành bão sa mạc

Giáo sư Chương nói, trường cảnh vừa rồi phản ánh phương thức tư duy của một người đó là: 

Khi giải quyết vấn đề là dựa vào đấu tranh. Bởi vì sau khi ĐCSTQ cướp được chính quyền, nó luôn rót vào đầu người dân tư tưởng đấu tranh. Ví như: ‘đấu với Thiên, Địa, Nhân, thật sướng vô cùng’, ‘800 triệu nhân khẩu, không đấu có được sao?’.

Tổ chức này luôn tiến hành giáo dục tư tưởng đấu tranh đối với con người, cho nên có rất nhiều người Trung Quốc đến ngày hôm nay (2006): hễ muốn giải quyết vấn đề, họ thường nghĩ đến cưỡng chế, trấn áp, làm vận động v.v. Không chỉ muốn đấu với người, đối với tự nhiên cũng như thế. 

Cô Phương Phi hỏi Giáo sư Chương có thể đưa một ví dụ được không, bởi vì rất nhiều người, đặc biệt là người trẻ, đối với ‘đấu tranh’ không có ấn tượng gì lắm.

Giáo sư Chương chia sẻ một ví dụ, ví như ĐCSTQ đấu với tự nhiên. Bởi vì ĐCSTQ luôn giảng về ‘cải tạo tự nhiên’, nó đã làm nhiều công trình rất lớn như ‘vây hồ tạo ruộng, phát cỏ tạo ruộng’ (Vây hồ tạo điền, tịch thảo tạo điền – 圍湖造田,辟草造田), lấp biển tạo ruộng, đào núi và lấp biển… Đã làm rất nhiều công trình cải tạo tự nhiên. 

Ở nội Mông Cổ, ĐCSTQ đã làm công trình gọi là ‘phát cỏ tạo ruộng’. Chúng ta biết rằng ở nội Mông Cổ vốn dĩ là thảo nguyên, hơn ngàn năm nay có các chủng các dạng sinh vật đã tạo thành vòng tròn sinh thái tuần hoàn. Sau khi ĐCSTQ đến, vì muốn biến nơi đó thành nơi trồng trọt, nó đã phóng một mồi lửa thiêu rụi những thứ ấy. 

Ở địa phương đó, thực vật cả ngàn năm không ngừng phân huỷ, dung nhập vào đất, khiến thổ nhưỡng vô cùng phì nhiêu. Chỉ cần rải hạt giống lên, người ta không có dùng phân bón, không cần quản nó, sau một năm đảm bảo là thu hoạch bội thu. Đất đai ở đó phì nhiêu đến mức độ như vậy.

Nhưng ĐCSTQ đã phá hoại sinh thái nơi ấy, tạo thành đất cát xói mòn, bởi vì đất canh tác ấy không có năng lực giữ nước, tầng mặt rất lỏng lẻo, nên hễ mưa xuống, hoặc gió thổi, sẽ biến nơi đó thành sa mạc. 

Cho nên ĐCSTQ làm vấn đề cải tạo ruộng ở nội Mông Cổ, dù trong vài năm đầu có sản lượng rất nhiều, nhưng 3 năm sau, địa phương ấy đã biến thành sa mạc. Những điều này đã tạo thành hậu quả sinh thái nghiêm trọng gọi là bão sa mạc. Hiện nay (2006, đến nay 2023 có thể còn nghiêm trọng hơn) bão sa mạc đã thổi đến Bắc Kinh, chỉ cách Bắc Kinh 50km. Điều này có quan hệ rất lớn đến việc ĐCSTQ phá hoại sinh thái ở nội Mông Cổ.

Người dân bị ảnh hưởng bởi bão sa mạc.

Tư duy triết học khi giải quyết vấn đề của ĐCSTQ: đấu tranh

Người dẫn Kim Nhiên nói thêm, điều này là chân thực, hồi bác ở Bắc Kinh thì cao nhất là ‘gió sa mạc’, sau này khi ra hải ngoại, đã trở thành ‘bão sa mạc’ rồi. Xem ra mỗi năm đều nghiêm trọng hơn. Nhưng người dẫn Kim Nhiên thắc mắc rằng, sự việc này nên thuộc về vấn đề khoa học, có quan hệ gì với ‘đấu tranh’?

Giáo sư Chương nhìn nhận rằng, vấn đề người dẫn Kim Nhiên vừa nói cảm giác như là vấn đề quyết sách khoa học, bởi vì Giáo sư Chương chỉ mới đưa ra một ví dụ. Nhưng tất cả cách nghĩ của ĐCSTQ khi giải quyết vấn đề đều như thế, dù là đối với tự nhiên hay đối với con người.

Giáo sư Chương nói rõ hơn, có một câu nói như thế này: ‘Triết học là khoa học của khoa học’, tức triết học chỉ đạo khoa học. Trên bề mặt là vấn đề khoa học, nhưng kỳ thực đằng sau là vấn đề tư tưởng triết học.

Phương thức tư duy của ĐCSTQ là hoàn toàn tương phản với văn hoá truyền thống Trung Quốc. Văn hoá truyền thống Trung Quốc đối với tự nhiên là: ‘Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo Tự nhiên’, chính là giữa người và tự nhiên là mối quan hệ hài hòa, hoà thuận.

Còn ĐCSTQ giảng về Chủ nghĩa Mác, chỉ đạo đối với khoa học, chỉ đạo đối với xã hội là ‘cải tạo tự nhiên’. Cho nên khi ĐCSTQ giải quyết vấn đề, trên cơ bản là dùng biện pháp ‘đấu tranh’, đấu Thiên đấu Địa.

Vào năm 1998, sông Trường Giang đã xảy ra hồng thủy (洪水: lũ lụt). Nếu chiểu theo lối tư duy của truyền thống Trung Quốc, cách đây 4000 năm khi ‘Đại Vũ trị thuỷ’, thì khi hồng thuỷ đến là nên khai thông, không được dùng biện pháp chặn dòng. Nhưng chúng ta thấy ĐCSTQ chống lũ, họ nhất định vác báo tải, làm tường người, thậm chí cho nổ xe chìm tàu thuỷ để chặn dòng, nó hoàn toàn là dùng phương pháp chặn dòng.

Giáo sư Chương nói, chương trình hôm nay không phải muốn nói về vấn đề hồng thuỷ, hay vấn đề bão sa mạc ở nội Mông Cổ, mà là muốn nói về: lối nghĩ khi giải quyết vấn đề.

Trị thuỷ: giữa xây đập phương pháp trồng rừng đầu nguồn

Khi trị thuỷ, thì hoàn toàn không cần dùng biện pháp chặn dòng như thế. 

Chúng ta thấy công trình đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang (còn gọi là sông Dương Tử), ĐCSTQ muốn Trường Giang không xảy ra hồng thuỷ nên đã xây con đập này để chặn dòng, để thu nước hồng thuỷ. Nhưng trên thực tế, chúng ta có thể dùng biện pháp tiết kiệm sức hơn, kinh tế hơn để giải quyết.

Giáo sư Chương đưa ra ví dụ để cho thấy một cách nghĩ khác khi giải quyết vấn đề. Trung Quốc cổ đại có câu: ‘Trung Quốc từ xưa đến nay, có Hà (Hoàng Hà) hoạ, chứ không có Giang (Trường Giang) hoạ’, ý tứ là bản thân Trường Giang không phải sông gây hoạ, nó không dễ xảy hồng thuỷ. Vì sao? Có 2 nguyên nhân rất quan trọng:

Thứ nhất, thượng du của Trường Giang là Tứ Xuyên, gồm cả vùng cao nguyên Thanh Tạng, nơi đó có rừng rậm nguyên sinh rất lớn. Chúng ta biết rằng rừng rậm có thể giữ nước. Trước khi ĐCSTQ cướp chính quyền, năng lực giữ nước của thượng du Trường Giang là 400 tỷ mét khối. Thượng lưu dù mưa lớn như thế nào, thì thì rừng rậm có thể giữ nước mưa lại. 

Sau khi ĐCSTQ cướp chính quyền, do chặt phá tràn lan, cải tạo tự nhiên, đã khiến cho năng lực trữ nước giảm xuống còn 100 tỷ m3 (giảm 3/4). Nhưng công trình đập Tam Hiệp chỉ có thể trữ được 30 tỷ m3, ĐCSTQ phải xây hơn 10 cái đập Tam Hiệp mới có thể trữ được nước của rừng rậm nguyên sinh trước đây. Đây là điểm thứ nhất, chính là vấn đề giữ nước.

Thứ hai, vùng trung du và hạ du của Trường Giang là bình nguyên (平原: đồng bằng), phía bắc là đồng bằng Giang Hán, phía nam là Hồ Động Đình. Đây là khái niệm gì? Giáo sư Chương đưa ra ví dụ, có một cốc nước, đổ nước vào thì nước nhanh chóng tăng lên, vì diện tích mặt đáy nhỏ. Nhưng nếu đổ cốc nước ra mặt đất, thì nó chỉ là một tầng rất mỏng, vì diện tích đáy rất lớn, nên cao độ sẽ biến nhỏ.

Quay lại câu chuyện sông Trường Giang, thì trung hạ du có rất nhiều hồ câu thông (溝通: kết nối) với nó, như là Hồ Động Đình, Hồ Bà Dương. Như thế, một khi nước Trường Giang tăng lên, thì nước sẽ được chia về Hồ Động Đình. Hồ Động Đình rất lớn, nước của Hồ Động Đình chỉ cần tăng vài cm, thì nước sông Trường Giang đã giáng hạ 1 mét.

Do đó nếu chúng ta sử dụng Hồ Động Đình để chứa nước, chia nước, thì không thể xảy ra hoạ nước Trường Giang. Trung Quốc xưa nay đều xẻ nước phân nước như thế.

Nhưng khi ĐCSTQ đến, đã ‘vây hồ tạo ruộng’ lấy đất lấp hồ, để tạo ruộng, thậm chí xây dựng thành phố. Như thế đã mất đi năng lực chứa nước của Hồ Động Đình. Khi nước đến phải làm thế nào? ĐCSTQ không còn cách nào khác, chỉ có thể chặn dòng. 

Biện pháp giải quyết vấn đề có thể như thế này, lấy số tiền mấy trăm tỷ NDT xây đập Tam Hiệp để trồng rừng trên thượng du sông Trường Giang, hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề hoạ nước. Nhưng ĐCSTQ chỉ muốn dùng biện pháp chặn dòng.

ĐCSTQ dùng cách chặn dòng để giải quyết hoạ thuỷ. 

Người dẫn Kim Nhiên có thắc mắc, việc xây đập là chặn dòng, nhưng xây đập không phải là điều Trung Quốc tự làm, mà là học từ nước ngoài. Vậy thì ở nước ngoài, hoặc các quốc gia phát triển, họ có thái độ như thế nào đối với việc xây đập.

Giáo sư Chương nói rằng, trên thực tế rất nhiều quốc gia phát triển đã trải qua mấy chục năm đánh giá, biện luận của xã hội, thậm chí thông qua Quốc hội để lập pháp… họ đã đưa ra một kết luận: Hiệu quả về kinh tế, tưới tiêu, phát điện của việc xây đập thuỷ điện, hoàn toàn không bù đắp được phá hoại sinh thái và ảnh hưởng của sinh hoạt của dân di cư.

Do đó từ năm 1994, sau khi Quốc hội Mỹ biện luận đã quyết định: nước Mỹ từ nay trở về sau không xây đập nữa, thậm chí rất nhiều con đập bị tháo dỡ. Pháp và Na Uy đều thông qua lập pháp để không xây đập nữa.

Kế hoạch hoá gia đình: Tàn hại sinh mệnh và đầu tư giáo dục 

Kỳ thực, đối với vấn đề nhân khẩu, mâu thuẫn xã hội, ĐCSTQ tôi chọn cách giải quyết ‘ngăn chặn’ hoặc ‘trấn áp’. 

Giáo sư Chương lấy ví dụ về quốc sách ‘kế hoạch hoá sinh sản’ (còn gọi là kế hoạch hoá gia đình) bắt đầu từ năm 1979. Nhiều người còn ủng hộ cách làm này, họ nói: ‘Trung Quốc nhiều người như thế, nếu không dùng bàn tay sắt, biện pháp cứng rắn của ĐCSTQ, thì làm thế nào mới có thể giải quyết vấn đề kế hoạch hoá gia đình?’. Đây là lối nghĩ vô cùng điển hình của văn hoá biến dị, ‘cưỡng chế’, ‘ngăn chặn’, ‘sát nhân’. 

Nhưng trên thực tế còn có con đường khác để giải quyết vấn đề nhân khẩu.

Liên Hợp Quốc có một số liệu thống kê, phía Trung Quốc cũng có số liệu thống kê đó là: Nếu cặp vợ chồng nhận được giáo dục 9 năm (tiểu học và trung học cơ sở), thế thì tỷ lệ sinh của họ có thể xuống còn 2,13, con số này nghĩa là 2 vợ chồng sinh 2,13 đứa trẻ, cộng thêm tỷ lệ tử vong dân số, trên thực tế dân số sẽ đạt được cân bằng. Nếu cặp vợ chồng nhận được giáo dục trung học phổ thông, thì tỷ lệ sinh chỉ có 1,82. Nếu nhận được giáo dục đại học, thì giảm xuống còn 1,11. 

Điều này nghĩa là, nếu người ta nhận được giáo dục, thì hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề nhân khẩu (dân số) Trung Quốc, mà không phải dùng các biện pháp cưỡng chế.

Giáo sư Chương đưa ra một con số, ở Trung Quốc, giáo dục từ tiểu học đến trung học cơ sở là 9 năm, nơi học đắt đỏ nhất là Bắc Kinh, tổng học phí và các loại phí tiêu dùng là 2000 NDT (gần 7 triệu đồng, cho 9 năm học). Trung Quốc có 100 triệu học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Tổng cộng là 2000×100 triệu là 200 tỷ NDT (700 nghìn tỷ đồng). 

Các khoản phí cho ăn uống các quan chức ĐCSTQ trong một năm cũng là 200 tỷ NDT. Nếu lấy con số này, tức chỉ cần quan chức không ăn uống (công) nữa, thì con số 200 tỷ trong một năm này đã giải giải quyết chi phí 9 năm giáo dục cho tất cả học sinh tiểu học và trung học cơ sở!

ĐCSTQ đem lượng lớn tiền ném vào ‘Ban kế hoạch hoá gia đình’, nhân viên của Ban kế hoạch hoá gia đình. Trung Quốc hiện nay (2006) có 550 nghìn nhân viên kế hoạch hoá gia đình, nếu đem chi phí hành chính của ban này để làm giáo dục, thì hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề tỷ lệ sinh. 

Phương thức giải quyết vấn đề này là ‘nhất lao vĩnh dật’ (一勞永逸: một lần khổ, về sau nhàn), vì khi tố chất của nhân khẩu đề cao, giải quyết được vấn đề giáo dục, thì không cần phải dùng nhân viên của ban kế hoạch hoá gia đình thi hành các biện pháp bạo lực. Lúc này vấn đề nhân khẩu sẽ đi vào vận chuyển lành mạnh. Hơn nữa khi làm giáo dục để đề cao tố chất người dân, thì điều này có chỗ tốt đối với tiền đồ quốc gia.

Nhưng ĐCSTQ không nghĩ như thế, nó muốn ‘sát’, cho nên chúng ta thấy được những khẩu hiệu như ‘Thà thêm mười ngôi mộ, còn hơn thêm một người’ v.v.

Giải quyết bằng vũ lực không mang lại điều gì tốt

Lúc này cô Phương Phi nhớ lại cuộc nói chuyện với một người trước đây về Lục Tứ. Người ấy cho rằng trấn áp Lục Tứ là không đúng, nhưng  sau người ấy nói: ‘Đến sau này dường như không thể dọn dẹp được, thì chỉ còn cách dùng trấn áp’. 

Giáo sư Chương nói, ở đây có 2 vấn đề. Khi một người muốn động vũ lực để giải quyết vấn đề, thì có thể nói mâu thuẫn đã kích thích để cực điểm, ‘không động vũ lực thì không được’ (phải động đến vũ lực). 

Đặt giả thuyết thật sự phải động đến vũ lực, vậy thì mâu thuẫn đã đến mức ấy. Điều này nói rõ: Trước mâu thuẫn mấy bước, ‘băng đông tam xích, phi nhất nhật chi hàn’ (冰凍三尺, 非一日之寒: băng dày 3 thước (1m), đâu bởi cái lạnh một ngày), thì mâu thuẫn trước đó đã không được giải quyết. Loại tích luỹ trường kỳ, người ấy không giải quyết, thì đây là vấn đề của người ấy (ĐCSTQ).

Thứ hai, kết quả của việc trấn áp bằng vũ lực chỉ có thể mang đến vết thương sâu sắc đối với xã hội. Người Trung Quốc có câu: ‘Lấy sức phục người, phục được nhất thời. Lấy đức phục người, phục được một đời’. Nếu dùng bạo lực để trấn áp, chỉ có thể khiến người ấy không phản kháng nhất thời; nhưng nếu dùng đạo đức để cảm hoá, thì có thể đạt được hoà bình lâu dài.

Giáo sư Chương kể thêm câu chuyện về cựu Tổng thống Lincoln. Lincoln đối xử với đối thủ chính trị rất tốt, những người cấp dưới của thấy chịu không nổi nói: ‘Đối đãi với kẻ địch thì ngài nên tiêu diệt họ’. Lincoln nói: ‘Tôi biến họ thành bạn bè, chẳng phải cũng là tiêu diệt sao’.

Ảnh cựu tổng thống Lincoln.

Người dẫn Kim Nhiên từng đề cập đến câu chuyện 1 vạn (10 nghìn) học viên Pháp Luân Công đến Trung Nam Hải, người ấy nói: ‘Hơn 1 vạn học viên Pháp Luân Công đều đến Trung Nam Hải kêu oan, nếu không trấn áp, thì còn có thể trấn áp được ai’. Nghĩa là hễ nghe đến việc như vậy, họ lập tức nghĩ ngay đến trấn áp, ngăn chặn.

Giáo sư Chương nhìn nhận, kỳ thực khi đó Thủ tướng Chu Dung Cơ đã đứng ra nói chuyện với các học viên Pháp Luân Công, sau đó các học viên Pháp Luân Công ra về hoà bình. Trên thực tế đã thông qua đối thoại để giải quyết.

Nhưng sau đó Giang Trạch Dân vẫn trấn áp học viên Pháp Luân Công. Đây là do bộ tư tưởng đấu tranh tạo thành. Gồm cả việc những người khiếu nại, ĐCSTQ đều dùng cách ‘tiệt phỏng’ (截訪: không cho khởi tố, tiệt đường khởi tố). Đây là biện pháp ‘ngăn chặn’ điển hình.

Việc ‘không cho khởi tố’ tốn chi phí rất cao. Khi một người kêu oan, họ có thể đến Quốc vụ viện, Tối cao Pháp viện (Toà án Tối cao), Viện Kiểm sát tối cao, thậm chí ra nước ngoài để khởi kiện v.v. bởi vì người ấy bị oan. Nhưng khi ĐCSTQ ‘không cho khởi tố’, nó phải tốn một lượng lớn tiền phái nhân viên cấp Tỉnh Thị (thành phố) Huyện Thôn đến Bắc Kinh để chặn những nơi có thể khiếu nại, tiêu lượng lớn tiền để mua vật tư, khí tài thông tin để ‘không cho khởi tố’.

Giáo sư Chương đã đưa ra những ví dụ về đập Tam Hiệp, vấn đề bão sa mạc ở nội Mông Cổ, kế hoạch hoá gia đình v.v. là muốn nói về việc: giải quyết vấn đề, ngoài cách làm cực đoan như của ĐCSTQ như ‘đấu tranh, sát nhân’, thì còn có cách giải quyết truyền thống khác. Do đó mọi người không nên dùng tư duy văn hoá biến dị mà giải quyết vấn đề.

Quý độc giả nhìn nhận như thế nào về vấn đề này, hãy bình luận ở phần bên dưới. Hẹn quý độc giả trong những bài viết tiếp theo.

Mạn Vũ

Chú thích:

(*) Link ‘Mạn đàm văn hoá biến dị’ tập 18 trên nền tảng Youmaker. 

(**) Ảnh trong bài chụp từ ‘Mạn đàm văn hoá biến dị’ tập 18.

(***) Tam tài: Thiên Địa Nhân.