“Tứ đại danh tác” chiếm địa vị cao nhất lịch sử văn học Trung Quốc, trong đó Tây Du Ký được xem là kiệt tác nổi tiếng nhất cho thế hệ trẻ, diễn giải quá khứ và truyền cảm hứng cho tương lai. Rất nhiều người đã tìm thấy những nội hàm khác nhau trong Tây Du Ký.
Vậy tại sao trong “Tứ đại danh tác”, chỉ có Tây Du Ký là kết thúc có hậu? Trên thực tế, nhiều tình tiết trong cuốn sách tiết lộ những bí mật sâu xa, chẳng hạn như câu chuyện về Long Vương Kinh Hà được kể dưới đây.
Vì để thỏa mãn tâm ích kỷ của mình, vì muốn thắng cược mà khi được Trời cho lệnh làm mưa, Long Vương Kinh Hà đã tự ý thay đổi lượng mưa, theo luật Trời bị kết tội chém đầu. Để tìm một con đường sống, Long Vương Kinh Hà đã cầu xin Đường Thái Tông kìm hãm đại thần Nguỵ Trưng – vị tào quan được Trời giao nhiệm vụ xử chém Long Vương. Hoặc có thể là vì tuyệt vọng, hoặc có thể do quá tự phụ luôn cho rằng mình đúng, rốt cuộc điều gì đã khiến Long Vương không tỉnh ngộ sau tất cả? Làm sao có thể cứu khi vi phạm luật Trời, vi phạm nguyên tắc của hạ giới? Cuối cùng, Long Vương đã bị xử tử dưới lưỡi đao của Ngụy Trưng.
Một câu chuyện khác: Con trai của Tây Hải Long Vương ngỗ nghịch đã đốt hạt minh châu trên điện, phạm tội chết của Trời. Nhưng may thay gặp được Bồ Tát đang thọ ấn chỉ của Phật đi tìm người cầu kinh, Nghiệt Long tạm thời sống sót và được Bồ Tát khuyến thiện. Anh ta lĩnh ngộ ra rằng chỉ khi ở trong Phật Pháp mà quay về với chính nghĩa, mới có thể thực sự được cứu, vì vậy hãy nắm lấy cơ duyên, dụng tâm hoàn nghiệp lên đường sang Tây Thiên thỉnh kinh. Cuối cùng, Bạch Long Mã đã thoát khỏi xác phàm, đắc chính quả.

Tại sao số phận của hai con rồng thần trên đây lại trái ngược như vậy? Có phải tác giả Ngô Thừa Ân chỉ đơn giản là đang kể chuyện cổ tích?
“Rồng – Long” bản lai là một sinh mệnh ở không gian cao cấp, nhưng vì trong quy luật “sinh, trụ, hoại, diệt” của vũ trụ, sinh ra tư tâm và bị kết tội. Người phương Đông chúng ta từ xa xưa đã coi “rồng” là di sản văn hóa, phải chăng nó cũng ám chỉ nguồn gốc con người xuống trần gian để chuộc tội?
Trong truyện còn có vị quan nổi tiếng Ngụy Trưng, người mà khi tỉnh thì là quan đại thần ở trần gian, còn khi mơ lại là tào quan của thiên giới. Có phải chúng ta đến thế gian với cuộc sống con người trên bề mặt, đồng thời cũng có mặt “thần tính”, một sứ mệnh thiêng liêng hơn?
Kinh Hà Long Vương đã chống lại quy luật sinh thái tự nhiên, tranh giành quyền lực, đi chệch khỏi quy pháp vũ trụ mà không hề tự hay biết. Con người chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, vì lợi ích mà tranh giành đấu đá, đôi khi còn dùng cả thủ đoạn để đạt được mục đích cá nhân, nếu có loại tâm lý này chẳng phải cũng giống như Kinh Hà Long Vương? Liệu có phải nó sẽ tích dồn nghiệp lực lên mặt thần tính của chúng ta không? Và tạo ra gánh nặng cho thân thể con người trong bể khổ – đau đớn, thống khổ vì bệnh tật dày vò?
Tiểu Bạch Long nguồn gốc kiếp trước có trí tuệ căn cơ, phải chăng giống như quá khứ đại đa số người từ thiên đường cao quý, chính vì vậy may mắn gặp được sứ giả cứu thế truyền chân tướng?
Phải chăng khi chúng ta tự hiểu được tại sao mình lại xuống thế gian, và tại sao cuộc đời là một đoạn đường quá ngắn ngủi, chúng ta cũng có thể trân trọng cơ duyên như Tiểu Bạch Long, chịu khổ tiêu trừ nghiệp chướng, kính trời kính Thần, khôi phục bản tính tiên thiên thuần thiện, nhân từ với thế gian, và hoàn thành nhiệm vụ của chúng ta?
Bởi vì điều này không chỉ có thể giúp chúng ta tiêu trừ tội lỗi, mà còn tích lũy công đức, mở đường về trời và vẽ ra một kết thúc có hậu cho sự cứu rỗi thực sự của sinh mệnh!
Tại sao văn hóa Trung Quốc lại rộng lớn và sâu sắc như vậy, và tại sao nó lại biểu cảm và lôi cuốn đến vậy? Có lẽ chính vì nội hàm văn hóa của nó mở đường cho sự cứu rỗi của nhân loại ngày nay.
Theo Secret China
Gia Viên biên dịch
