“…Dân tộc của chúng ta hiện nay quả thực đã đang ở vào thời điểm vô cùng nguy hiểm, tại sao? Bởi vì chúng ta hiện nay chỉ là một dân tộc bình thường, mọi người đều bị mê mờ, vì theo đuổi tư lợi mà dục vọng quá nhiều…” (Tưởng Giới Thạch)
Chương 2: Trong lòng thấy rõ bí ẩn cục diện thế giới
Vị thế vùng Viễn Đông
“Từ khi Trung Quốc mở cửa thông thương đường biển đến nay, cùng với sự phát triển giao thông quốc tế và văn minh hiện đại, nơi đây sớm đã trở thành một phần chủ yếu của thế giới, hơn nữa còn là một khâu phức tạp nhất trong mối quan hệ quốc tế, bất luận về chính trị, kinh tế, xã hội, học thuật, diễn biến tư tưởng ở các phương diện đều chịu tác động của hoàn cảnh thế giới. Hiện tại các vấn đề của Trung Quốc cũng chính là thực trạng của thế giới, hơn nữa nó còn chiếm vị trí trọng yếu trung tâm”. (Tưởng Giới Thạch, “Con đường mà chính phủ và nhân dân cùng nhau cứu nước”)
Trước khi Nhật Bản tấn công Trung Quốc, nơi đây đã tiến đến bờ vực nguy hiểm trong chu kì “Thành, Trụ, Hoại” của lịch sử. “Trung Quốc chúng ta trong năm nghìn năm từ khi dựng nước đến nay, cho dù là quốc gia nào đến xâm lược đều bị chúng ta đồng hóa và tiêu diệt, đây là đạo lý gì? Đó hoàn toàn là do dân tộc chúng ta có triết lý văn hóa cao thâm vĩ đại, vượt trên hết thảy duyên cớ xâm lược dân tộc chúng ta. Nhưng dân tộc của chúng ta hiện nay quả thực đã đang ở vào thời điểm vô cùng nguy hiểm, tại sao? Bởi vì chúng ta hiện nay chỉ là một dân tộc bình thường, mọi người đều bị mê mờ, vì theo đuổi tư lợi mà dục vọng quá nhiều, hào khí dân tộc và tinh thần dựng nước trong mỗi người dân hầu như không còn, hơn nữa mọi người còn tiến hành phát triển khoa học hiện đại và xây dựng chủ nghĩa đế quốc, dùng khoa học tiêu diệt người ở quốc gia khác, nơi mà không còn đủ may mắn sống sót. Đây là nguy cơ rất lớn dẫn đến dân tộc bị diệt vong”. (Tưởng Giới Thạch, “Tinh thân dựng nước của Trung Quốc” – 1932)
Sự thanh tỉnh trong suy nghĩ của Tưởng Giới Thạch đã nhận thức được đến lịch sử và văn hoá của một dân tộc là lực lượng cơ bản nhất, cường đại nhất của một quốc gia. “Lấy Ba-Lan mà nói, quốc gia này tuy rằng đã diệt vong 150 năm, tuy nhiên những điều kiện căn bản để phục hưng từ trước đến nay chưa hề bị diệt mất, vậy điều kiện này là gì? Chính là lịch sử và văn hóa của dân tộc, những thứ đó của họ đã không những không bị diệt mất mà còn phát triển mạnh mẽ dưới tác động của ngoại lực bên ngoài, người dân Ba Lan đều nhớ rằng họ có tổ quốc, đều có thể chung sức đồng lòng, vì để phục hưng dân tộc mà hy sinh. Loại lực lượng này, chính là căn bản nhất, vĩ đại nhất tạo nên sức mạnh quốc gia, nó lớn hơn bất kì sức mạnh quân sự nào!” (Tưởng Giới Thạch, “Con đường mà chính phủ và nhân dân cùng nhau cứu nước” – 1936)
Vào thời điểm đó, vấn đề “Viễn Đông” nơi Trung Quốc là vấn đề của thế giới (tên tiếng Anh “Far East” là một khái niệm địa lý được người Châu Âu sử dụng; lấy Châu Âu là trung tâm, nơi xa hơn về phía đông được gọi là “Viễn Đông”). Thế chiến sắp tới, Trung Quốc sẽ chịu tác động một cách toàn diện, không riêng gì Nhật, Nga, Mỹ mà toàn châu Âu đều bị liên lụy. “Tuy nhiên, tình hình quốc tế xoay quanh Trung Quốc vào thời điểm đó, cũng không đơn thuần là cuộc chiến tranh giữa hai quốc gia Nhật và Nga. Cho nên lúc đó nếu như chính phủ Quốc dân của chúng ta tiếp nhận ba điều kiện của Hirota Hiroyoshi, khiến Trung Quốc trở thành một nước thuộc địa của Nhật Bản, hoặc sau cuộc kháng chiến chống Nhật phát sinh, việc chúng ta chấp nhận yêu cầu điều đình của nước Đức, cùng Nhật Bản ngưng chiến nghị hòa, vậy thì Nhật Bản rốt cuộc sẽ mở rộng bành trướng về phía Bắc, hay là xuống phía Nam, quả là không thể biết được. Nếu như chính phủ Quốc dân chúng ta liên kết với Nga để chống lại Nhật Bản, khiến Trung Quốc lặp lại những sai lầm tại Quảng Châu 15 năm trước, vậy thì Mát-xi-cơ-va sẽ vì muốn độc chiếm Trung Quốc mà đánh Nhật Bản, đó vẫn là đang gây sức ép lên Trung Quốc, xác lập đường biên giới chung mà đẩy Nhật Bản tiến về phía Nam, điều này cũng không thể biết được. Tóm lại, lúc đó Trung Quốc chúng ta vô luận là đầu hàng Nhật, hoặc là rơi vào tay Nga, thì nước chịu nhiều thiệt hại cuối cùng sẽ luôn là các quốc gia phương Tây. Nếu như vậy thì lịch sử cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai sẽ phải thay đổi”. (Tưởng Giới Thạch, “Nước Nga Xô-Viết trong Trung Quốc”)
Các chính sách và quyết định của Tưởng Công liên quan đến vận mệnh của nhiều quốc gia khác nhau và hướng đi của chiến tranh thế giới, cũng liên quan trực tiếp đến việc đối đầu với sự bành trướng của Satan trên thế giới và cục diện quốc tế trong tương lai.
Tình hình rối ren của thế giới
Vào năm 1936, trong lời khuyên của mình với đại biểu học sinh, sinh viên và hiệu trưởng các trường trung học trên toàn quốc tại tòa nhà Lệ Chí ở Nam Kinh, Tưởng Giới Thạch đã đem tình hình thế giới lúc đó cùng thời cuộc của Trung Quốc phân tích vô cùng rõ ràng:
“Hiện tại các mối quan hệ trên thế giới vô cùng phức tạp, một quốc gia ở trong loại hoàn cảnh quan hệ quốc tế phức tạp này, nếu như muốn tồn tại và phát triển, đặc biệt là muốn khôi phục lại sau các biến cố, đây không phải là một việc đơn giản và dễ dàng, nhất thiết phải nhận thức rõ những mối liên hệ trên nhiều khía cạnh hoàn cảnh thời đại, do đó cần phải hiểu rõ vị thế của chính mình mới có thể thấy được con đường nỗ lực tự lập của mình, và lựa chọn các phương pháp giải quyết cho phù hợp để ứng phó với hoàn cảnh vào thời điểm đó, nhằm đạt được mục tiêu phục hưng đất nước và chống ngoại xâm. Trung Quốc từ khi mở hải khẩu để thông thương đến nay, nơi đây sớm đã trở thành một phần tử chủ yếu trong xã hội quốc tế, hơn nữa còn là một khâu phức tạp nhất của toàn bộ mối quan hệ quốc tế, dù là chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học nghệ thuật, quá trình phát triển về mọi mặt của các hệ tư tưởng đều chịu ảnh hưởng to lớn bởi hoàn cảnh quốc tế. Hiện tại thực trạng của Trung Quốc cũng chính là vấn đề của thế giới, hơn nữa còn là phần trọng tâm nhất trong hết thảy.”
“Các cường quốc trên thế giới hiện giờ, dù là trực tiếp hay gián tiếp, đều đang bị cái gọi là vấn đề Viễn Đông và vấn đề Thái Bình Dương, tức là vấn đề Trung Quốc mà mâu thuẫn và đấu tranh gay gắt với nhau. Tình thế diễn biến càng ngày càng nguy hiểm, toàn bộ Trung Quốc sẽ bị hãm vào thế diệt vong. Tranh chấp về lợi ích giữa các quốc gia Âu Mỹ và Nhật Bản là nghiêm trọng hơn cả, ngoài Nga còn có Anh quốc và Nhật Bản cũng đang cố gắng tranh giành quyền bá chủ khu vực Viễn Đông, điều này không chỉ phát sinh xung đột căn bản ghê gớm mà còn dẫn đến xung đột thương mại giữa các nước thuộc địa của Anh, tình hình đang ngày một nghiêm trọng. Sau cùng là nước Mỹ, trước chiến tranh Nga – Nhật, quốc gia này đang cố gắng lợi dụng Nhật Bản kiềm chế Nga để duy trì cục diện cân bằng ở khu vực Viễn Đông, tuy nhiên Nhật Bản đã đánh bại Nga và loại bỏ tầm ảnh hưởng của các quốc gia Âu Mỹ đến khu vực Á Đông. Quan hệ Mỹ – Nhật đang dần dần chuyển biến từ xấu sang thế đối nghịch. Do đó Anh và Mỹ tỏ ra đố kỵ với Nhật. Tuy nhiên giữa hai quốc gia này còn tồn tại rất nhiều mâu thuẫn, trước mắt là không có khả năng cùng nhau liên minh chế ước Nhật.”
“Thực ra, trong gần một trăm năm nay, Nga là nước có dã tâm lớn nhất thế giới, trong thời kỳ đế quốc của mình, Nga thường xuyên nói về chính sách xâm lược cùng mở rộng lãnh thổ. Sau khi sách lược mở rộng về phía Tây gặp thất bại, Nga ngay lập tức chuyển hướng về phía Đông, nhất quyết muốn xâm lược Trung Quốc để cướp lấy hải khẩu nhằm hiện thực hóa dã tâm xâm lược khu vực Đông Á. Điều này đối với chính sách của Nhật Bản tại Trung Quốc đại lục tất nhiên là sẽ trực tiếp gây ra những mâu thuẫn, đồng thời về căn bản cũng không thể chấp nhận được ý đồ của Anh đối với khu vực Viễn Đông. Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Nga từ lâu đã ở vào thế đối nghịch, không sớm thì muộn cũng sẽ xảy ra chiến tranh.”
“Chúng ta có thể đưa ra hai kết luận từ việc quan sát thỏa thuận giữa Nga-Pháp và thỏa thuận Anh-Đức. Thứ nhất là hiện nay các quốc gia đều đang nỗ lực tìm kiếm liên minh nhằm chuẩn bị cho chiến tranh, đúng là thời điểm ‘hợp tung liên hoành’ cô lập phe đối địch. Thứ hai là giữa các quốc gia Châu Âu mặc dù vẫn còn tồn tại rất nhiều những ân oán trong quá khứ và hiện tại, thăng trầm không định trước, nhưng thực chất trong mỗi quốc gia đều tồn tại vấn đề Viễn Đông, đều không muốn người da trắng ở Châu Âu xuất hiện chiến tranh lần nữa. Nói cách khác, trong tương lai cộng đồng các quốc gia châu Âu có thể cùng nhau tháo gỡ những vấn đề tồn tại ở khu vực Viễn Đông. Cụ thể hơn thì, họ cùng nhau chế ngự Nhật chia cắt Trung Quốc.”
“Nhật Bản xâm lược Trung Quốc nhằm làm bá chủ khu vực Đông Á, và kẻ địch lớn nhất là Anh, Mỹ và Nga. Ba nước này đều có những toan tính lâu dài đối với khu vực Viễn Đông, hơn nữa mỗi quốc gia đều có thế mạnh riêng của mình, đồng thời họ đều là những cường quốc mạnh nhất thế giới. Anh và Mỹ đe dọa Nhật Bản bằng hải quân của họ ở Thái Bình Dương, còn Nga uy hiếp Nhật Bản bằng lục quân và không quân ở phía Bắc, nếu Nhật Bản muốn thôn tính Trung Quốc và thống trị Đông Á thì trước hết phải chinh phục Nga và khuất phục được Anh, Mỹ. Còn về việc dùng quân sự đối phó Trung Quốc, với Nhật Bản mà nói là không thành vấn đề, bởi vì trong tư tưởng của họ về căn bản cũng không hề coi trọng Trung Quốc. Điều đáng lo ngại nhất của Nhật Bản lúc này là ba cường quốc Anh, Mỹ, Nga.”
“Sách lược của Nhật Bản đối với Trung Quốc cũng không lấy sức mạnh quân sự làm chủ mà là lợi dụng những điểm yếu khác nhau của Trung Quốc để dùng nhiều thủ đoạn nhằm đạt được mục đích không đánh mà thắng, không cần đổ máu mà vẫn làm Trung Quốc diệt vong. Thủ đoạn nham hiểm nhất đó là chống lại chính quyền Dân quốc và Tưởng Giới Thạch. Vì sao Nhật Bản lại muốn làm như vậy? Như tôi đã nói ở phần đầu: Bởi vì Quốc dân đảng lấy nền văn hóa truyền thống làm cơ sở cho đường lối của mình, có ‘sứ mệnh cao cả là khôi phục và củng cố Trung Hoa’, điều này so với sách lược của Nhật Bản tại đại lục gặp nhiều trở ngại, hơn nữa Trung Quốc hiện nay đang hoàn toàn dựa vào Quốc dân đảng gánh vác trọng trách lãnh đạo đất nước làm cách mạng để ổn định quốc nội và chống ngoại xâm, chấn hưng Trung Hoa. Nhật Bản hiểu rõ ràng rằng: Tưởng Giới Thạch của chúng ta hiện nay chính là thống soái của quân đội Trung Quốc, là người quyết tâm quán triệt đường lối của Quốc dân đảng theo con đường truyền thống, nếu như không lật đổ được Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc sẽ có một hạch tâm cách mạng cũng như một thủ lĩnh tinh thần, nếu như vậy Nhật Bản sẽ không thể ngang ngược hống hách, hô phong hoán vũ ở Trung Quốc nhằm đạt mục đích không đánh mà thắng nữa. Trung Quốc có Tưởng Giới Thạch chính là điều mà người Nhật không cam tâm và căm ghét nhất”.
- Xem trọn bộ Thiên cổ anh hùng
Theo Epoch Times
Toàn Kan biên dịch
Video: Phim Ngắn: Giang Trạch Dân và Cuộc Diệt Chủng Đẫm Máu