Mục lục bài viết
Lời toà soạn: Hiện nay là thời đại bùng nổ thông tin, lượng thông tin quá nhiều nhưng không chắc trong đó là thông tin chân thật, thậm chí có những kiến giải lệch lạc, đảo loạn logic. Loạt bài ‘Mạn đàm văn hoá biến dị’ này mong muốn đưa ra một loạt ví dụ thực tế, để quý độc giả có được cái nhìn chân thực, thấy được tư duy chính thường, từ đó có được quyết định đúng đắn trong tương lai.
Khi tội phạm bị kết án ở toà, chúng ta thường nghe thẩm phán nói ‘tước quyền lợi chính trị’ của anh ta. Vậy thì chính trị là gì?
- Loạt bài Mạn đàm văn hoá biến dị
Trường cảnh
Sau khi người dẫn chương trình là cô Phương Phi và bác Kim Nhiên chào hỏi khách mời là Giáo sư Chương Thiên Lượng, mọi người sẽ vào phần trường cảnh. Trường cảnh là cuộc nói chuyện online giữa người con đang ở hải ngoại và người cha đang ở Trung Quốc Đại lục. Trong đó:
Người cha nói:
Con thấy chưa, con thấy chưa?
Người con nói:
Vâng, ba nghe rõ không?
Người cha nói:
Nghe rõ, nghe rõ.
Người con nói:
Ba khoẻ không? Giờ ba vẫn chưa ngủ sao?
Người cha nói:
Vẫn chưa. Ba vẫn khoẻ.
Người con hỏi:
Ba à, Chín bài xã luận mà con đưa ba hôm trước, ba xem xong chưa?
Người cha nói:
Chín bài xã luận này ba xem rồi, văn chương viết không tệ. Nhưng những gì con làm trước đây như ‘giảng chân tướng’ (nói sự thật), ‘phản bức hại’ (chống bức hại) gì gì đó, cái đó ba đã không nói gì rồi. Nhưng hôm nay các con lại đưa thêm Chín bài xã luận (của tờ Epoch Times tiếng Trung), thì đây là làm chính trị rồi.
Người con nói:
Hả? Làm chính trị ư?
Người cha nói:
Các con phải ‘nghĩ ba lần trước khi làm’. Vì sao phải làm chính trị đó chứ.

(九評: Chín bài xã luận, là loạt bài xã luận dài kỳ của tờ Epoch Times tiếng Trung, trong đó đưa sự thật về những chuyện ĐCSTQ đã làm)
Chính trị là ‘chúng nhân chi sự’, và ĐCSTQ mang ‘tiêu chuẩn kép’
Cô Phương Phi hỏi vui rằng: ‘Anh Kim Nhiên, anh đã đọc Chín bài xã luận rồi, vậy anh có làm chính trị không?’.
Người dẫn Kim Nhiên nhìn nhận như thế này: Là một công dân mà nói, họ có quyền làm chính trị. Việc đọc Chín bài xã luận lần này, thì không phải làm chính trị, bởi vì trong quá trình đọc, thì nội dung của nó toàn là sự thật. Cho nên khi nói sự thật, thì không có truy cầu chính trị nào. Vậy thì làm sao nói đó là làm chính trị.
Giáo sư Chương chia sẻ thêm, kỳ thực lời của bác Kim Nhiên vừa rồi, có một câu nó có đạo lý: Làm một công dân mà nói, người ấy có quyền làm chính trị.
Chúng ta đều có một nhận thức thông thường rằng: khi tội phạm bị xét xử, thường nghe rằng người này bị bao nhiêu năm, sau đó bị tước đoạt quyền lợi chính trị. Cái gọi là ‘tước đoạt quyền lợi chính trị’ chính trị: trước khi bị tước đoạt quyền lợi chính trị ở toà, người ấy có quyền lợi chính trị như: quyền tuyển cử (選舉: bầu cử), ứng cử v.v. giống như trong hiến pháp Trung Quốc quy định: ‘Công dân nếu đủ 18 tuổi, đều có quyền bầu cử. Nếu đủ 45 tuổi, đều có quyền ứng cử làm chủ tịch nước (đây là quyền ứng cử)’.
Điều Giáo sư Chương muốn nói là, nếu từ góc độ này mà nhìn, thì việc làm chính trị không phải là một điều quá đáng sợ. Giáo sư Chương thấy rằng, nhiều người có lý giải sai lầm đối với chính trị. Bản thân từ ‘chính trị’ (政治) này, ở quốc tế cũng không cùng một định nghĩa.
Theo ngài Tôn Trung Sơn, người khai sinh Trung Hoa Dân Quốc, được xem là Quốc phụ ở Đài Loan, đã nói rằng: Chính trị là ‘chúng nhân chi sự’ (眾人之事: việc của mọi người), tức là quản lý sự việc của rất nhiều người thì gọi là chính trị. Loại chính trị này, rất nhiều người định nghĩa nó thành ‘chính trị công cộng’, nghĩa là: Tôi có quyền phát ngôn đối với sự việc công cộng. Ví như, tôi cho rằng địa phương này nên xây đường sắt, hoặc là tôi cho rằng chính phủ nên phát triển giao thông công cộng trước. Khi tôi phát ngôn về sự việc công cộng, thì đây chính là tham gia vào ‘chúng nhân chi sự’ (việc của mọi người).
Giáo sư Chương nói thêm, đương nhiên rất nhiều người khi nói đến chính trị thì khái niệm chính trị mà họ nói hẹp hơn định nghĩa của ngài Tôn Trung Sơn. Ý từ ‘chính trị’ mà họ nói là ‘chính trị quyền lực’, nghĩa là ‘việc tôi làm là hy vọng có được một vị trí trong cơ cấu quyền lực của chính phủ’, ví như: tôi muốn làm nghị viên (議員: nghị sĩ), thị trưởng, thậm chí tôi muốn làm tổng thống… Dưới tình huống như vậy, họ đã đem chính trị nghĩa rộng định nghĩa thành ‘chính trị quyền lực’, tức là một loại truy cầu về vị trí nào đó trong cơ cấu chính phủ.
Giáo sư Chương nói thêm, ở đây có một vấn đề: Nếu chúng ta trả lại diện mục (diện mạo) chân thực của chính trị, thì nó không phải là một sự việc quá đáng sợ, cũng không phải là lấy chính trị để phán đoán thị phi.
Rất nhiều người khi chỉ trích vài người đang làm chính trị, họ lại mang một ‘tiêu chuẩn kép’. Ví dụ, ĐCSTQ thường làm các cuộc vận động chính trị như: phê phán Pháp Luân Công, mọi người phải biểu đạt thái độ, mỗi tuần phải học tập chính trị, thẩm chí chính phủ Trung Quốc còn đích thân lộ diện để tổ chức cho trăm vạn người ký tên/ký kết gì đó v.v. Rất nhiều người khi tham gia những cuộc vận động chính trị của ĐCSTQ, thì cho rằng họ không tham gia làm chính trị. Nhưng khi người nào đó đưa ra phê bình về các cuộc vận động chính trị, thì ĐCSTQ lại cho rằng họ đang làm chính trị.

Vậy thì nếu một quốc gia chỉ cho phép người ta ủng hộ ĐCSTQ, mà không cho phép phản đối chính sách hay những cuộc vận động của nó, thì đây là mang ‘tiêu chuẩn kép’ (đối với một sự việc lại đưa ra 2 tiêu chuẩn khác nhau) để nhìn nhận vấn đề.
Câu chuyện cười: Dán biểu ngữ để ‘chọn bên’, ẩn đằng sau là sự sợ hãi
Cô Phương Phi nói những điều Giáo sư Chương chia sẻ rất thú vị. Nhưng ở một phương diện khác, ví như một người nói ‘ai đó đang làm chính trị’, Giáo sư Chương có thể phân tích rất đúng cho họ; nhưng xuất phát từ phản ứng mang tính bản năng, thì dù Giáo sư Chương có nói thế nào thì họ cũng bỏ ngoài tai. Với kinh nghiệm sống mấy chục năm dưới chế độ ĐCSTQ, thì họ cho rằng Giáo sư Chương đang làm chính trị. Cô Phương Phi muốn hỏi Giáo sư Chương nhìn nhận vấn đề này như thế nào.
Giáo sư Chương nói, ở đây có 2 nguyên nhân khá quan trọng. Giáo sư Chương muốn dẫn câu chuyện của tổng thống Tiệp Khắc là Václav Havel. Trong video, Giáo sư Chương nói ông ấy đã nghỉ hưu (vì thời điểm trong video là năm 2006), nhưng ông đã mất vào năm 2011.
Sau khi Tiệp Khắc chuyển sang dân chủ hoá, ông được bầu làm tổng thống nhiệm kỳ đầu tiên. Havel từng giảng một câu chuyện rằng: Havel thấy ông chủ của cửa hàng rau, dán một biểu ngữ trên tủ kính bày hàng với nội dung là ‘Liên hiệp lại những người vô sản toàn thế giới’. Havel đã nghĩ vấn đề này: Đối với một chủ cửa hàng rau, họ thật sự có nhiệt tình đối với loại ‘liên hiệp lại’ này không? Chủ cửa hàng rau có từng nghĩ ‘làm thế nào để liên hiệp lại’ không? Sau khi liên hợp lại sẽ như thế nào?…
Từ đó ông Havel nhìn nhận rằng: Người chủ cửa hàng rau không quan tâm nội dung biểu ngữ. Vì sao? Bởi vì khi mua bán cà rốt, hành tây, thì biểu ngữ có thể kẹp chung sản phẩm cho khách. Nhưng khi chủ cửa hàng rau dán biểu ngữ này, thì Havel nhìn nhận: Đây là một loại biểu đạt thái độ với lãnh đạo đương quyền. Ý tứ là ‘tôi là một công dân, tôi nghe lời các người (chính quyền), các người nói như thế nào thì là thế nấy, tôi chỉ muốn sống những ngày bình an, các người đừng đến đánh tôi’.
Loại biểu đạt thái độ này nếu dùng thành ngữ để nói trắng ra đó là ‘Duy mệnh thị tùng’ (唯命是從: phục tùng mệnh lệnh, phục tùng tuyệt đối), chính phủ nói gì thì bạn phải nghe nấy.
Nhưng điều buồn cười ở đây là, chủ cửa hàng rau không thể viết biểu ngữ với nội dung nói trắng kiểu như: ‘Cá nhân tôi rất nhát gan, vô cùng yếu đuối, chính phủ nói gì tôi nghe nấy’… Nếu nội dung này làm biểu ngữ dán lên, thì họ sẽ thấy xấu hổ.
Trên thực tế chủ cửa hàng rau dùng biểu ngữ ‘Liên hợp lại những người vô sản toàn thế giới’, là để che đậy đi tâm thái ‘phục tùng tuyệt đối’. Còn chính phủ cũng dùng biểu ngữ này để che giấu đi dã tâm thô xấu.
Chủ cửa hàng rau dán biểu ngữ này không phải vì nội dung, hay là chấp nhập nội dung đó, mà là xuất phát từ sự sợ hãi. Vì sao sợ hãi? Bởi vì mỗi người đều sợ mất đi thứ của mình. Ví như ‘tôi lo lắng cho người nhà của tôi, tôi không muốn vợ con ly tán, tôi không muốn ngồi tù, tôi không muốn mất đi công việc v.v.’. Mà ĐCSTQ lợi dụng đấu tranh chính trị trong thời gian dài để nuôi dưỡng sự sợ hãi.
Ở Trung Quốc thì ‘chính trị’ và ‘đấu tranh’ liên kết với nhau, nên người ta thường nói ‘đấu tranh chính trị’. Rất nhiều người trong kinh nghiệm mấy chục năm sinh sống, đã thấy loại đấu tranh chính trị này thường xuyên, ‘nắng mưa bất thường’, và họ biết rằng: Hễ đứng sai hàng ngũ, trở thành đối tượng của chuyên chính, thì vô cùng nguy hiểm.
Ở Trung Quốc có từ ‘Chuyên chính giai cấp vô sản’, thì từ ‘chuyên chính‘ (專政) rất có tính học thuật. ‘Chuyên’ là ‘chuyên hữu’ (專有: sở hữu chuyên biệt), trên thực tế ĐCSTQ đem ‘chính trị’ thành một đặc quyền của nó, chứ không phải là quyền của công dân.

Khi người ta đã nhúng tay vào chính trị, nếu họ không bảo trì sự nhất trí đối ĐCSTQ, thì họ có thể gặp phiền phức, thậm chí gặp tai hoạ treo trên trên đầu. Do đó rất nhiều người xuất phát từ sự sợ hãi để hy vọng giữ khoảng cách với chính trị.
Ở Trung Quốc, điều gì cũng có quan hệ với chính trị
Lúc này người dẫn Kim Nhiên nói rằng, có một số người sợ hãi chính trị, nhưng rất nhiều người (đặc biệt là những người giống như bác Kim Nhiên) thấy nhiều thứ dơ bẩn trong chính trị, cho nên cảm thấy chán ghét.
Giáo sư Chương chia sẻ, kỳ thực ở đây có vấn đề như thế này. Ở Trung Quốc, bất cứ sự việc nào đều liên quan đến chính trị, nhiều sự việc thoạt nhìn thì thấy không liên quan đến chính trị, nhưng trên thực tế lại liên quan.
Giáo sư Chương lấy ví dụ về chương trình ‘Siêu nữ’ (超女: Super Girl), rõ ràng đây là hoạt động giải trí, mọi người ủng hộ một Super Girl, thích cô ấy hát, giúp cô ấy bỏ phiếu bình chọn… đây là hoạt động thuần giải trí. Nhưng khi chương trình Super Girl hừng hực khí thế, thì ĐCSTQ vào cuộc. Vì sao? Điều bạn thấy là giải trí, nhưng điều ĐCSTQ thấy là chính trị.
Bởi vì những fans hâm mộ họ bỏ phiếu, cầm biểu ngữ, chạy theo truyền thông, cảm xúc quá khích, tập hợp quy mô lớn v.v. ĐCSTQ thấy được sức tập hợp to lớn như vậy trong xã hội, ‘hôm nay vì minh tình mà liên hiệp lại, ngày mai lại liên hiệp để đối đầu với ĐCSTQ thì làm thế nào?’. ĐCSTQ thấy rằng đây không phải là giải trí, cho nên khi chương trình Super Girl xuất hiện, thì ĐCSTQ liền vào cuộc.

Người dẫn Kim Nhiên góp thêm thông tin rằng, đã thấy được 2 phân cảnh rất thú vị trong chương trình Super Girl năm nay (2006), trong đó: Hễ Super Girl lên sân khấu, thì mỗi người phải hát một ca khúc cách mạng. Một phân cảnh nữa là: phái một ‘nghệ sĩ gạo cội’ – chuyên hát ca khúc cách mạng trước đây – nói mấy câu ân cần sau đó hát với Super Girl.
Sau khi nghe xong, cô Phương Phi cũng phải ngao ngán nói, những thứ giải trí đều đã gắn với chính trị rồi.
Giáo sư Chương nói thêm, không cần nói về những thứ giải trí, hay biểu ngữ buồn cười vừa rồi, ở huyện Đồng Nhân, Quý Châu (Trung Quốc) có một biểu ngữ dán lên tường với nội dung là: ‘Dùng (lý thuyết) Tam đại biểu để chỉ đạo cho việc giết mổ của chúng ta’. Cả 3 người đều cười. Giáo sư Chương nói thêm, lý thuyết Tam đại biểu (của Giang Trạch Dân) có quan hệ gì với việc giết heo giết bò?
Trên thực tế ở Trung Quốc chúng ta sẽ thấy rằng chính trị là ‘vô xứ bất tại’ (無處不在: không đâu không có, ở đâu cũng có). Ví như chúng ta thường thấy trong báo của ĐCSTQ thường nói:
- ‘Lấy xuất phát cao độ của chính trị để làm điều gì đó’.
- ‘Lấy bát vinh bát nhục để đo lường sự việc gì đó’.
- Từ góc độ ‘Quyền vì dân mà dùng, lợi vì dân mà nghĩ’ để làm việc gì đó.
- …
Rất nhiều khi ĐCSTQ làm việc gì đó vẫn bảo trì cách làm của thời đại Mao Trạch Đông là ‘móc nối mọi thứ với chính trị’.
Dịch viêm đường hô hấp cấp SARS vào năm 2003, đây là vấn đề bệnh truyền nhiễm, là vấn đề y tế cộng đồng, nhưng ĐCSTQ cho rằng đây là vấn đề chính trị. Ngay từ đầu đã áp chế làm cái gọi là ‘bảo trì cục diện ổn định’, cho nên không nói với người dân. Sau này ĐCSTQ lại tuyên truyền rằng ‘dưới lá cờ ĐCSTQ đã xung phong vào nơi nước sôi lửa bỏng’. Đây hoàn toàn là dùng biện pháp đấu tranh chính trị để đối phó với bệnh truyền nhiễm.
Vào năm ngoái (2005), sông Tùng Giang bị ô nhiễm, đây là vấn đề sự cố sản xuất, phải nói cho người dân biết sớm ‘nước này không uống được bởi vì ô nhiễm’. Nhưng ĐCSTQ đã che giấu, không nói trong 4 ngày, điều này cũng xuất phát từ suy xét chính trị của ĐCSTQ. Cho nên ở Trung Quốc Đại lục, bất kể vấn đề gì đều biến thành vấn đề chính trị.
Cô Phương Phi cho rằng, bởi vì ĐCSTQ móc nối mọi thứ với chính trị, khiến người dân càng ngày càng chán ghét.
Giáo sư Chương nói, điều này liên quan đến vấn đề đã nói ở trước đó là: rất nhiều người hy vọng giữ một khoảng cách với chính trị. Thứ nhất là vì chính trị nguy hiểm. Thứ hai là vì chính trị dơ bẩn.
Nhưng kỳ thực, rất nhiều người muốn trả lại diện mục chân thực cho chính trị, trả lại cho người dân quyền tự do tham gia chính trị. Đương nhiên ‘bạn có thể không tham gia chính trị, nhưng bạn có quyền tham gia chính trị (chứ không phải đặc quyền của ĐCSTQ nữa)’. Điều này nghĩa là gì?
Giáo sư Chương đưa ra ví dụ, có một tên trộm trộm đồ, nếu người khác ức chế tên trộm ấy, thì bạn nên tôn trọng anh ta. Với đạo lý đồng dạng, người khác muốn trả lại diện mục chân thực của chính trị vì bạn, để kiến lập một chế độ lành mạnh, thì đây là việc có ích đối với bạn. Hơn nữa anh ta vì điều này mà phải đối mặt với nguy hiểm. Do đó đối với người như vậy, chúng ta nên giữ một thái độ tôn trọng, chứ không phải mang theo thái độ phê phán hoặc chế nhạo.
Nói sự thật có phải làm chính trị không?
Đến đây cô Phương Phi đã hỏi Giáo sư Chương một vấn đề rất đáng suy nghĩ đó là: Ở Trung Quốc hết thảy đều là chính trị, vậy thì học viên Pháp Luân Công giảng chân tướng (nói sự thật), truyền rộng Chín bài xã luận có phải làm chính trị hay không.
Giáo sư Chương nói, chỉ có ĐCSTQ mới cho rằng ‘Hết thảy đều là vấn đề chính trị’, còn người bình thường như chúng ta không cho là như vậy. Ví như câu chuyện về Super Girl, đây hoàn toàn là vấn đề giải trí.
Giáo sư Chương cho rằng có nhiều vấn đề vượt quá khỏi chính trị, như vấn đề văn hoá, vấn đề đạo đức…
Lưỡng đảng ở nước Mỹ là Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ, khái niệm của Lưỡng đảng về chính sách kinh tế, chính sách ngoại giao, thậm chí là vấn đề trị lý trong nước… nhiều khi là ‘thuỷ hoả bất dung’. Nhưng chúng ta thấy về vấn đề Nhân quyền, Tự do thì Lưỡng đảng không có bất cứ bất đồng nào. Vì sao? Bởi vì đó đều thuộc về ‘giá trị phổ quát’, nó vượt qua khỏi những thứ của đảng phái chính trị.
Với đạo lý đồng dạng, vấn đề đạo đức cũng là vấn đề thị phi thiện ác cơ bản, nó không thể bị chính trị bẻ cong, ‘việc này đúng là đúng, sai là sai, không có chuyện ĐCSTQ nói sai là điều đó sai’.
Nhưng từ một phương diện khác mà giảng, điều này cũng có ảnh hưởng đối với chính trị. Ví như bầu cử Mỹ, có rất nhiều người bỏ phiếu cho Bush (con). Vì sao? Bởi vì Bush phản đối việc phá thai. Còn đối thủ cạnh tranh của Bush có thể ôm giữa cách nghĩ khác về vấn đề phá thai, mà cách nghĩ này không tương hợp với giáo nghĩa của Cơ Đốc giáo. Do đó rất nhiều tín đồ Cơ Đốc giáo xuất phát từ giáo lý Cơ Đốc giáo mà bỏ phiếu cho Bush. Nhưng không vì thế mà bạn nói ‘Tín đồ Cơ Đốc giáo làm chính trị về phương diện này’, bạn chỉ có thể nói rằng ‘những tín đồ Cơ Đốc giáo này từ những giá trị quan của Cơ Đốc giáo mà bỏ phiếu như vậy’.
Từ góc độ này mà nhìn, thì Chín bài xã luận là vấn đề đạo đức. Nói sự thật là quyền và nghĩa vụ của mỗi con người. Từ điểm này mà giảng, Chín bài xã luận không phải là vấn đề chính trị.
Đến đây người dẫn Kim Nhiên nói, một người bạn của mình nói rằng: ‘Tôi thừa nhận Chín bài xã luận là sự thật, không phải làm chính trị. Nhưng tiến thêm một bước nữa như: khuyên người Trung Quốc Đại lục thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ như đảng đoàn đội, thì đây là tham dự chính trị rồi’. Đây là chủ đề khá gai góc, người dẫn Kim Nhiên hỏi Giáo sư Chương nhìn nhận vấn đề này như thế nào.
Giáo sư Chương nói, chúng ta có thể là một so sánh: Một người gia nhập vào hắc bang, nếu bạn thật sự đối xử tốt với anh ấy, thì bạn muốn anh ấy thoái xuất khỏi hắc bang. Hắc bang không những hại người khác, mà còn hại đối với chính họ. Cho nên việc hy vọng người ấy thoái xuất khỏi hắc bang không phải là hành vi chính trị.
Nếu xem hắc bang đổi thành ĐCSTQ, mà trên thực tế ĐCSTQ có tính chất giống hắc bang, giết rất nhiều người, bán rất nhiều lãnh thổ, làm rất nhiều chuyện xấu, cho nên chúng ta hy vọng người ta tránh xa tổ chức này, bản thân điều này cũng là một loại khuyến thiện.
- Xem thêm ĐCSTQ có tính chất giống hắc bang: Vì sao Lý Khắc Cường ‘sai về mặt chính trị’ và Tập Cận Bình không chỉ định người kế nhiệm?
Còn có một điểm rất quan trọng nữa đó là: Khi chúng ta phán đoán sự việc đúng sai, chúng ta không thể dùng góc độ làm chính trị của ĐCSTQ, mà phải dựa vào nguyên tắc cơ bản về thị phi thiện ác, chính là những ‘giá trị phổ quát’ để phán đoán vấn đề, ‘việc này đúng là đúng sai là sai’, chứ không phải dựa vào việc này liên quan đến chính trị hay không để phán đoán vấn đề.
Việc này nên hay không nên làm là dựa vào ‘giá trị phổ quát’, kỳ thực là không cần quản có thuộc về chính trị hay không, chỉ cần sự việc đúng thì chúng ta làm.
Mạn Vũ
Chú thích:
(*) Link ‘Mạn đàm văn hoá biến dị’ tập 20 trên nền tảng Youmaker.
(**) Ảnh trong bài chụp từ ‘Mạn đàm văn hoá biến dị’ tập 20.